Thiết kế nội thất bền vững tập trung vào việc cải thiện chất lượng không khí nhà ở cũng như giảm tác động các sản phẩm chúng ta sử dụng đối với môi trường. Thực tế, môi trường trong nhà có thể là nơi nồng độ của một số chất có hại cao hơn so với ngoài trời.
Sự bền vững trong thiết kế và trang trí nhà ở có thể góp phần giảm thiểu khí thải carbon, cải thiện tình trạng môi trường. Trên thực tế, thiết kế bền vững và thiết kế xanh có sự khác biệt. Bền vững là phương án tiếp cận lâu dài để bảo vệ hệ sinh thái. Trong khi đó, thiết kế xanh tập trung nhiều hơn vào các vấn đề hiện tại và là một lĩnh vực hẹp hơn. Các mục tiêu cơ bản của sự bền vững là giảm sử dụng các sản phẩm từ khai thác tài nguyên, giảm thiểu lãng phí và tạo ra môi trường hiệu quả, lành mạnh.
Đối với thiết kế nội thất bền vững, chúng ta có thể thực hiện theo một số gợi ý như sau:
Mục lục
1. Chọn vật liệu thân thiện với môi trường
Các vật liệu để sản xuất nội thất là một trong những yếu tố hàng đầu cần quan tâm vì nó có tác động rất lớn đối với môi trường sinh thái. Sẽ không chỉ là việc lắp đặt các tấm pin mặt trời, tiết kiệm điện nước mà chúng ta nên xem xét sử dụng các loại nguyên vật liệu thân thiện. Chẳng hạn như đối với gỗ, nên sử dụng gỗ công nghiệp hay gỗ tái chế. Bởi lẽ, chặt gỗ rừng tự nhiên không phải lựa chọn bền vững.
Ngoài ra, người sử dụng có thể lựa chọn sử dụng tre, kim loại tái chế, nhựa tái sinh, kính sinh học,… đối với các sản phẩm nội thất trong gia đình.
2. Chọn các bề mặt nội thất thân thiện môi trường
Sơn hoặc đánh vecni thực sự không phải là một giải pháp được khuyến khích cho nội thất bền vững. Nhiều loại sơn có chứa VOC (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) phát thải ở nhiệt độ phòng và có thể tồn tại vài tuần trong không gian. Các chất này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người. Thậm chí những bề mặt sơn có tính năng diệt khuẩn, diệt nấm nhưng không hề thân thiện môi trường. Vì thế, người dùng nền cân nhắc chọn các bề mặt có độ phát thải VOC thấp, ít chất diệt khuẩn.
Hiện nay, các bề mặt trang trí gỗ công nghiệp như melamine, laminate đang được sử dụng phổ biến trong nội thất. Sàn gỗ công nghiệp VASACO có bề mặt là giấy trang trí melamine, lớp phủ bề mặt nano bạc diệt khuẩn an toàn với sức khỏe và môi trường cũng được các chuyên gia khuyên dùng.
3. Lựa chọn chiếu sáng bền vững
Ánh sáng có khả năng chi phối trạng thái và cảm xúc không gian. LED là loại bóng đèn có ý nghĩa lớn lao đối với hành tinh xanh. Đây cũng là xu hướng của nhiều gia đình và các nhà hoạch định khuyên dùng. Đèn LED sử dụng năng lượng ít hơn ít nhất 75% so với bóng đèn sợi đốt và tuổi thọ cao hơn 25 lần.
Đặc biệt, hãy tận dụng ánh sáng mặt trời. Nguồn sáng 10 – 12 giờ mỗi ngày luôn là giải pháp số 1 trong tiết kiệm điện và bảo vệ sức khỏe.
4. Một số giải pháp khác
Nội thất tối giản là một trong những phong cách rất đáng thử đối với những thiết kế bền vững. Tuân theo nguyên tắc Less is more – Ít hơn là nhiều hơn, người thiết kế có thể tạo ra các sản phẩm tiện dụng và bền vững. Chủ nghĩa tối giản thiên về tổ chức và đơn giản hóa. Từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Các nguyên liệu hữu cơ, sinh học gần gũi với thiên nhiên được khuyến khích sử dụng trong phong cách nội thất này.
Đồ nội thất cổ hay các sản phẩm tái sử dụng cũng là một lựa chọn bền vững tuyệt vời. Chúng ta hoàn toàn có thể đem lại sức sống mới cho những món đồ khi chúng vẫn đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ.
Trên đây là một số gợi ý nhằm xây dựng một không gian nội thất bền vững. Hi vọng rằng mỗi người sẽ có những lựa chọn phù hợp nhằm góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe gia đình. Nội thất bền vững cũng là xu hướng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về những xu hướng nội thất nổi bật trong năm tiếp theo tại: https://gominhlong.com/bao-cao-xu-huong-vat-lieu-noi-that-2020-2022/