Ván sàn Vasaco

Thông tin cơ bản về 3 loại sàn gỗ phổ biến: sàn kỹ thuật, sàn gỗ tự nhiên, sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ đại diện cho vẻ đẹp vượt thời gian và đem lại cảm giác ấm áp cho ngôi nhà. Tuy nhiên có quá nhiều thông tin cũng như chủng loại, khiến cho bạn khó lựa chọn.

Về cơ bản, ba loại sàn gỗ: sàn tự nhiên, sàn kỹ thuật và sàn gỗ công nghiệp (sàn laminate) là những dòng phổ biến nhất trên thị trường. Bài viết này sẽ giúp các khách hàng hiểu rõ hơn để từ đó có lựa chọn phù hợp nhu cầu, điều kiện của mình.

1. Sàn gỗ tự nhiên

Đúng như tên gọi, loại sàn gỗ này được sản xuất hoàn toàn từ gỗ nguyên khối, xẻ trực tiếp từ khúc gỗ mà không thêm bất kỳ loại vật liệu gổ sung nào. Tuy nhiên, sàn hoàn thiện để đạt yêu cầu sử dụng sẽ phải qua các bước xử lý bề mặt như chà nhám, sơn phủ,… Nếu không đạt các tiêu chí kỹ thuật thì sàn tự nhiên rất dễ bị xước, thấm nước,….

Không giống như các loại sàn gỗ khác, sàn gỗ tự nhiên không thể lắp đặt trực tiếp lên sàn bê tông hay sàn gạch có sẵn. Nó cần phải được đóng đinh vào sàn lót được làm từ ván gỗ công nghiệp như ván dán, ván OSB. Chính vì thế, việc thi công sàn tự nhiên nên được thực hiện bởi những người thợ chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng bề mặt sàn khi sử dụng.

Ván sàn từ gỗ tự nhiên

Mỗi loại gỗ tự nhiên đều có độ cứng khác nhau. Chính vì thế, cần phải chú ý đến gỗ nguyên liệu khi lựa chọn. Và dù với bất cứ loại gỗ nào thì nhược điểm chung của chúng đều là dễ trầy xước, đôi khi xuất hiện các vết lõm. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm mới lại bằng việc chà nhám, phủ bóng lại bề mặt. Cũng nhờ vậy mà dù dễ bị xước nhưng tuổi thọ của sàn tự nhiên vẫn rất cao, có thể sử dụng trong nhiều thập kỷ.

Một lưu ý khác quan trọng đối với ứng dụng loại sàn này đó là nên hạn chế lắp đặt tại khu vực ẩm ướt vì sẽ bị trương phồng, mối mọt,… Sàn gỗ tự nhiên không được khuyến nghị lắp đặt ở những khu tầng hầm hoặc tầng trệt, nơi xung quanh có độ ẩm cao và hệ thống thoát nước, thoát nhiệt không thuận lợi. Khi lắp đặt cũng cần lưu ý đến yếu tố thời tiết/mùa trong năm để có những tính toán sai số phù hợp với từng loại sàn tự nhiên khác nhau.

2. Sàn gỗ kỹ thuật

Sàn gỗ kỹ thuật là một phương án thay thế khá ưu việt cho sàn gỗ tự nhiên. Bởi lẽ, thực chất sản phẩm này được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ lạng. Cốt ván dán là những lớp gỗ loại thường, còn lớp phủ bề mặt là veneer có chất lượng và thẩm mỹ tốt hơn.

Ván sàn kỹ thuật với cốt ván dán nên rất bền

Sàn kỹ thuật có khả năng chống chịu tốt ở những khu vực có độ ẩm cao đồng thời chịu được lực lớn nhờ cấu tạo các lớp gỗ xếp vuông góc với nhau. Đây là điểm có thể khắc phục được những nhược điểm lớn mà gỗ tự nhiên gặp phải. Tuy nhiên, do lớp veneer trên cùng khá mỏng, dù có thể chà nhám để làm mới lại nhưng cũng rất hạn chế. Với các vết lõm, xước sâu thì khó có thể hồi phục trở lại như nguyên bản.

Việc lắp đặt sàn kỹ thuật cũng khá đơn giản, điều kiện quan trọng nhất là bề mặt sàn cần phải bằng phẳng và ổn định. Nếu sàn quá mỏng thì có thể lắp đặt bằng phương pháp đinh ghim. Đối với những loại ván sàn có kích thước dày hơn thì có thể áp dụng phương pháp lắp đặt trên sàn phụ bằng keo hoặc chỉ cần lắp ghép theo mộng – hèm và cố định các hàng ván đầu tiên và cuối cùng là đủ.

3. Sàn gỗ công nghiệp

Sàn gỗ công nghiệp không được sản xuất hoàn toàn từ gỗ: cốt gỗ thường là ván sợi MDF, ván HDF (có sự tham gia của chất kết dính và phụ gia), bề mặt là giấy trang trí và lớp phủ trên cùng (thường là nhôm oxit hoặc nano bạc). Về mặt kỹ thuật, sàn gỗ công nghiệp vẫn được cấu tạo từ nguyên liệu gỗ. Mặc dù mang nhiều yếu tố nhân tạo nhưng đây là phiên bản mô phỏng khá chỉn chu cho gỗ thật bởi vân và màu sắc được thiết kế tự nhiên và giàu cảm xúc. Vì thế, hầu hết mọi người thường lựa chọn sàn công nghiệp để thay thế cho sàn tự nhiên bởi mẫu mã và cả giá cả.

WA03 – Một thiết kế ván sàn gỗ công nghiệp VASACO

Ưu điểm nổi bật của sàn gỗ công nghiệp là khả năng chống trầy xước, dễ dàng lắp đặt, giá thành rẻ, dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường và khá đa dạng mẫu mã. Cũng chính vì lẽ đó, đây là một trong những vật liệu lát sàn phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, loại sàn này không thể phục hồi lại bề mặt giống như sàn tự nhiên và tuổi thọ cũng không kéo dài được như sản phẩm này.

Sàn gỗ ngày càng phong phú với những chủng loại khác nhau. Hiện nay, ngoài sàn gỗ tự nhiên, sàn kỹ thuật, sàn gỗ công nghiệp, VASACO còn cung cấp một số dòng sản phẩm khác như ván sàn nghệ thuật, sàn gỗ vỉ nhựa, tấm ốp tường gỗ,… Để được tư vấn và đặt hàng, Quý khách hàng hãy liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN VÁN SÀN VASACO

Địa chỉ: Tầng 20 tòa nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 098 115 60 48