Sự đa dạng của các dòng ván sàn đôi khi làm người tiêu dùng khó lựa chọn. Về cơ bản, chúng ta có thể chia thành nhóm sàn từ vật liệu hữu cơ và vô cơ để dễ hình dung cũng như đưa ra quyết định ứng dụng.
1. Sàn vật liệu hữu cơ và vô cơ là gì?
Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ hữu cơ dùng để chỉ các vật liệu có nguồn gốc carbon, khi dùng để mô tả về ván sàn thì có nghĩa đó là những sản phẩm có xuất xứ thực vật, điển hình là gỗ. Ngược lại, vật liệu vô cơ được tạo thành từ các hợp chất hóa học, đối với sàn thì có thể kể đến sàn nhựa, một số loại gạch.
Thực tế, không phải tất cả các vật liệu lát sàn đều hoàn toàn là hữu cơ hoăc vô cơ. Ví dụ như sàn gỗ vỉ nhựa là sự kết hợp của 2 loại vật liệu trong cùng 1 sản phẩm. Mỗi vật liệu đều có những ưu nhược điểm khác nhau, dựa vào đó khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng.
2. Nên lựa chọn sàn vật liệu hữu cơ hay vô cơ?
Các vật liệu hữu cơ có đặc điểm là dễ bị chịu tác động từ độ ẩm. Có thể kể đến gỗ, tre, cỏ, vải sợi tự nhiên,… Tiếp xúc với hơi ẩm trong thời gian dài thì sẽ phát sinh nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, nên sử dụng các loại chất liệu này đối với các không gian khô ráo, thoáng mát. Xét về ưu điểm chung nhất thì sàn hữu cơ thiên về xúc cảm, thân thiện môi trường, mang người sử dụng đến gần với thiên nhiên hơn. Đặc biệt, khi vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng được quan tâm thì khả năng tự phân hủy của vật liệu hữu cơ là điều đáng lưu tâm.
Vật liệu vô cơ được làm từ các hóa chất tổng hợp tinh chế nên miễn nhiễm cới các tác động của độ ẩm, vì thế có thể ứng dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, từ không gian trong nhà cho đến ngoài trời. Các thiết kế của sàn vô cơ cũng khá đa dạng bởi nó không phụ thuộc vào những chất liệu thiên nhiễn sẵn có. Một ngoại lệ đó là thảm trải sàn, trừ thảm len và bông thiên nhiên thì hầu hết dều là sợi tổng hợp. Tuy nhiên, do kết cấu có khả năng giữ ẩm nên đây cũng là vật liệu không thích hợp với môi trường bếp hay nhà tắm.
Đối với vật liệu lát sàn “trung tính” – không hoàn toàn hữu cơ hoặc vô cơ, khả năng chống chịu với độ ẩm sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ chất hữu cơ và vô cơ.
3. Các dòng sàn hữu cơ phù hợp cho môi trường ẩm
Một số loại sàn không được làm từ những vật liệu vô cơ chống thấm nước. Tuy nhiên, bề mặt của chúng có thể được xử lý để chống lại tác động của nước, độ ẩm trong một thời gian nhất định. Có thể kể đến:
- Sàn gỗ kỹ thuật: Loại sàn này có khả năng kháng ẩm tốt hơn sàn gỗ công nghiệp thông thường bởi cốt ván dán có độ cứng và chịu nước tốt hơn. Về bản chất, sàn gỗ nghệ thuật cũng là sàn kỹ thuật bởi kết cấu là các lớp veneer, vì thế, đây cũng là một lựa chọn khá lý tưởng nếu như môi trường sử dụng không có độ ẩm quá cao.
- Sàn gỗ công nghiệp: Sản phẩm nhân tạo này được đánh giá cao hơn sàn tự nhiên trong môi trường ẩm. Về bản chất đây cũng không phải vật liệu hữu cơ 100% nhưng tỷ lệ hữu cơ lớn. Sàn công nghiệp được xử lý bề mặt cùng hệ thống hèm khóa tiên tiến sẽ an toàn khi tiếp xúc với nước trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi bị đổ nước ra sàn thì người dùng cần lau ngay và tránh để sàn ướt trong quá trình vệ sinh.
- Sàn tre: Tre là vật liệu hữu cơ nhưng đã được xử lý bằng hóa chất nên có khả năng chịu nước khá tuyệt vời.
- Vải sơn: Với nguyên liệu là dầu lanh, gỗ, bột nứa, bột đá, nhựa cây,…vải sơn chịu nước khá tốt và có thể dùng thay thế cho thảm.
Cân bằng giữa những ưu điểm của vật liệu hữu cơ và vô cơ, sàn gỗ công nghiệp hiện đang là dòng sản phẩm được yêu thích trong mọi không gian. Để được tư vấn và đặt các mẫu ván sàn chất lượng, thẩm mỹ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Ván sàn VASACO
Hotline: 0981 156 048
Địa chỉ: Tầng 20, toà nhà 319 BQP, 63 Lê Văn Lương, Cầu Giấy, Hà Nội