Trước khi lắp đặt sàn gỗ lên sàn nhà bê tông, việc theo dõi độ ẩm, độ ẩm tương đối và tốc độ bay hơi ẩm của sàn nhà là vô cùng quan trọng. Nếu sàn bê tông có độ ẩm tương đối và độ ẩm quá cao có thể dẫn tới những hư hại nghiêm trọng cho sàn gỗ được lắp đặt trên nó. Vậy hai khái niệm độ ẩm tương đối và độ ẩm khác nhau như thế nào và tại sao bạn nên quan tâm đến hai thông số này?
Phân biệt độ ẩm tương đối và độ ẩm
Hai khái niệm này thường bị hiểu nhầm và cho là giống nhau. Tuy nhiên, đây là thuật ngữ đo lường hai đặc tính khác nhau của bê tông.
Độ ẩm (moisture content) biểu thị lượng nước ở dạng lỏng. Trong khi đó, độ ẩm tương đối (relative humidity) biểu thị lượng nước ở dạng hơi – đây là chỉ số biểu thị lượng hơi nước có trong không khí so với lượng mà không khí có thể giữ.
Để dễ hiểu hơn về khái niệm độ ẩm tương đối, hãy tưởng tượng về một cốc nước được đậy kín.
– Nếu chiếc cốc chứa đầy nước, độ ẩm và độ ẩm tương đối sẽ là 100%.
– Nếu lấy đi một nửa lượng nước thì độ ẩm lúc này là 50% nhưng độ ẩm tương đối (relative humidity) vẫn ở mức 100% vì không khí vẫn bão hòa hoàn toàn với nước.
– Khi loại bỏ gần hết nước khỏi chiếc cốc: với độ ẩm thấp hơn, giá trị độ ẩm tương đối sẽ giảm do không khí không còn bão hòa.
Ý nghĩa của độ ẩm tương đối trong bê tông
Mặc dù sàn bê tông trông có thể khô trên bề mặt, nhưng điều đó không có nghĩa là sàn bê tông đã khô hoàn toàn. Có thể vẫn còn nguồn nước bên trong tấm bê tông tồn tại ở dạng độ ẩm tương đối. Theo tiêu chuẩn ASTM F2170, trong quá trình khô, tấm bê tông có độ ẩm thấp hơn ở gần bề mặt và cao dần ở phần dưới đáy. Do đó, chỉ số khi đo độ ẩm tương đối ở độ sâu 40% của tấm bê tông (độ sâu 20% nếu làm khô hai mặt) có thể tính là chỉ số đại diện cho điều kiện độ ẩm tổng thể của tấm bê tông đó.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến độ ẩm trong sàn bê tông, từ đó cũng làm tăng độ ẩm tương đối của các tấm bê tông khiến thời gian khô lên đến 6 tháng hoặc hơn. Độ ẩm bê tông sinh ra có thể do các yếu tố:
– Bảo dưỡng bằng nước trên bề mặt;
– Lượng nước ban đầu trong bê tông (từ tỷ lệ nước / xi măng);
– Điều kiện môi trường xung quanh như độ ẩm tương đối xung quanh cao, nhiệt độ lạnh, nguồn nước bổ sung hoặc khả năng lưu thông không khí thấp;
– Sử dụng pozzolan – hợp chất có tính chất như xi măng có tác dụng tăng cường độ bền cho vật liệu (như silicat) có xu hướng giữ nước và lâu khô hơn;
– Tiêu chuẩn bảo quản sàn bê tông kém khiến hơi ẩm bên ngoài xâm nhập vào.
Khi lắp đặt ván sàn lên sàn bê tông quá sớm, không để đủ thời gian để sàn được khô, một lượng ẩm dư thừa sẽ bị giữ lại bên trong bê tông. Lượng nước này sẽ bay hơi, dẫn đến sự tích tụ áp lực ở nền bê tông bên dưới sàn, có thể gây hư hỏng và xuống cấp vật liệu của bạn.
Bởi vậy, việc đảm bảo sàn bê tông khô trước khi lắp đặt sàn gỗ là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, chất liệu cốt gỗ của ván sàn cũng là yếu tố không thể xem nhẹ nhằm đảm bảo độ bền và tuổi thọ của sàn nhà. Ván sàn VASACO được nhập khẩu từ Hàn Quốc với cốt gỗ HDF siêu đặc và đồng nhất từ nguồn nguyên liệu gỗ thông chính là sự lựa chọn đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho người sử dụng.
Với các loại ván sàn thông thường trên thị trường, cốt gỗ thường là ván MDF chống ẩm (ván gỗ sợi mật độ trung bình). Đối với sàn gỗ công nghiệp VASACO, các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm đến điều kiện khí hậu tại Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều, nồm ẩm rõ rệt vào mùa xuân. Bởi vậy, sử dụng cốt gỗ HDF (ván sợi có mật độ cao) sẽ hạn chế khả năng cong vênh/co ngót của sàn nhà. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, ván chống ẩm được tạo nên từ các sợi gỗ cùng hàm lượng keo chống ẩm có chứa thành phần Formaldehyde. Đây là chất độc gây hại cho sức khỏe con người nếu như tiếp xúc với cường độ lớn và thời gian dài. Rủi ro này có thể xảy ra với những loại ván sàn chống ẩm trôi nổi trên thị trường không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đối với cốt ván HDF, do các sợi gỗ được ép chặt dưới áp suất lớn, liên kết thành một khối thống nhất và bền bỉ, đồng thời keo kết dính không chứa hoạt chất chống ẩm giúp đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm.
Bởi vậy, VASACO khuyến nghị các đơn vị lắp đặt lưu ý đến chất lượng cốt ván sàn và độ ẩm của sàn bê tông trước khi chính thức lắp đặt để đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được duy trì một cách tối đa.