Hiểu về bảng xếp hạng độ cứng của gỗ và kinh nghiệm chọn ván sàn tự nhiên
Nếu như bạn đang tìm kiếm một loại sàn gỗ tự nhiên có thể sử dụng trong nhiều thập kỷ thì chắc chắn sẽ được nhiều đơn vị tư vấn chọn sàn gỗ cứng. Tuy nhiên, quyết định dùng bất kỳ loại gỗ nào được gọi là gỗ cứng thì chưa đủ vì mỗi loại đều có độ cứng khác nhau.
Phân biệt về gỗ cứng và gỗ mềm
Cây gỗ cứng là cây hạt kín, hạt có hai phôi; cây có hoa và quả; sinh sản của cây dựa vào quả. Ngược lại, cây gỗ mềm không có hoa quả, hạt trần và sinh sản dựa vào tế bào nón. Thực tế, độ cứng của gỗ không phải là yếu tố để phân biệt mà căn cứ vào cấu trúc sinh sản như trên. Có một số loại gỗ mềm có độ cứng cao hơn gỗ cứng.
Gỗ cứng nói chung có độ bền cao, ví dụ như gỗ sồi, óc chó, tần bì, phong. Nhóm loài này có cấu trúc phức tạp và thường tăng trưởng chậm hơn nên chắc chắn hơn. Cũng chính vì thế mà thời gian để khai thác gỗ lâu, giá trị gỗ theo đó cũng cao hơn.
Gỗ mềm hiện chiếm khoảng 80% sản lượng gỗ thế giới. Có một đặc điểm khác để nhận biết chúng là cây lá kim xanh quanh năm, không thay lá. Có thể kể đến một số loài gỗ mềm thường thấy như thông, linh sam, tuyết tùng, bách.
Thang đo độ cứng Janka và độ cứng của một số loại gỗ phổ biến
Thang độ cứng Janka được phát minh năm 1906 bởi Gabriel Janka, dùng để xác định độ cứng của tấm gỗ tự nhiên. Một quả bóng thép đường kính 12,28mm được ép vào bề mặt sàn gỗ dưới áp lực lớn 3000kg. Điều kiện là kích thước 50x150cm, độ dày 6-8mm, gỗ đã được sấy khô đạt độ ẩm 12%. Kết quả được tính dựa trên độ lõm của thanh gỗ, đối chiếu theo một bảng thông số có sẵn.
Mỗi loại gỗ sẽ có kết quả về độ cứng khác nhau. Cùng một loại gỗ sẽ không có sự khác biệt quá nhiều, tỉ lệ sai khác dao động từ 5-10%.
Chỉ số Janka có thể giúp người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm có độ bền phù hợp cũng như cách sử dụng sàn hợp lý. Bên cạnh đó, nó còn dự đoán mức độ khó khăn trong quá trình lắp đặt, bảo trì như đóng đinh, vặn vít, chà nhám bề mặt.
Độ cứng của một số loài gỗ phổ biến theo Janka như sau:
Loại gỗ | Độ cứng |
Thông lá mềm | 660 |
Tếch | 1000 |
Óc chó | 1010 |
Sồi đỏ | 1290 |
Sồi trắng | 1360 |
Anh đào Malaccan | 1900 |
Camaru đỏ | 3640 |
Óc chó Brazil | 3680 |
Lưu ý chọn sàn gỗ cứng
Sàn gỗ cứng tự nhiên phải là sàn nguyên khối từ cây gỗ, chưa qua chế tạo. Sàn kỹ thuật với các lớp veneer được lạng từ khúc gỗ, có sự ổn định về kích thước nhưng độ dày của từng lớp không đảm bảo được các tính chất như gỗ tự nhiên. Sàn gỗ tự nhiên luôn có độ bền cao hơn sàn chế tạo từ veneer.
Theo danh sách về độ cứng của gỗ trong bảng Janka thì thực sự có một số loại gỗ mềm có độ cứng khá cao, và ngược lại một số loài gỗ cứng lại có chỉ số tương đối thấp. Tuy nhiên, đối với các loài hiện đang được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất ván sàn thì chúng ta có thể tin tưởng rằng gỗ cứng cứng hơn gỗ mềm. Các loại gỗ lát sàn bền bỉ, thông dụng có thể kể đến sồi, óc chó, anh đào, phong. Các loại gỗ mềm như thông, linh sam, huyết dụ ít khi được dùng làm sàn.
Về giá thành, gỗ cứng luôn đắt hơn nhiều so với các loại gỗ mềm. Và cũng chính bởi những điểm yếu về độ cứng nên gỗ mềm có thể được ứng dụng trong sản xuất ván sàn gỗ công nghiệp. Chúng ta có thể làm tăng độ cứng của vật liệu bằng cách bổ sung keo. Sàn gỗ công nghiệp của VASACO được sản xuất từ 100% gỗ thông, có tính ứng dụng cao và chi phí rất hợp lý.