Đánh giá các loại sàn gỗ phổ biến hiện nay
Trước sự xuất hiện ồ ạt của rất nhiều loại vật liệu lát sàn trong thời điểm hiện tại, sàn gỗ vẫn là một loại vật liệu rất được yêu thích và sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, liệu bạn đã nắm được hết thông tin cơ bản về các loại sàn gỗ phổ biến hiện nay chưa? Sau đây hãy cùng VASACO tìm hiểu ngay nhé!
Sàn gỗ công nghiệp
Đặc điểm của sàn gỗ công nghiệp
Các loại sàn gỗ công nghiệp là vật liệu được dùng để thay thế cho sàn gỗ tự nhiên, được sản xuất bằng cách ép bột gỗ tự nhiên thành các tấm gỗ HDF.
Thông thường, một tấm ván sàn gỗ công nghiệp sẽ có cấu tạo như sau:
– Lớp lót (Backer): giấy melamine giúp chống mối mọt, chống hút ẩm ngược.
– Lớp lõi (Core Board): Cốt gỗ HDF – thành phần quyết định đồ bền, chịu nước, chịu lực của tấm ván.
– Lớp giấy trang trí (Decorative Paper): Decorative Paper chính là một lớp giấy nghệ thuật có hoa văn mô phỏng vân gỗ tự nhiên. Đây chính là phần quyết định màu sắc, hoạ tiết mà bạn nhìn thấy trên bề mặt sản phẩm.
– Lớp phủ bề mặt (Overlay): Đây thường là lớp oxit nhôm được phủ lên trên lớp giấy nghệ thuật, có có tác dụng giúp chống trầy xước, chống cháy, chống tia cực tím cho sàn gỗ.
Trên lý thuyết, tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp có thể lên tới 20, thậm chí là 30 năm. Tuy nhiên, trên thực tế thì tuổi thọ của sàn gỗ công nghiệp lại phụ thuộc rất lớn vào cách sử dụng, bảo quản, vệ sinh của người dùng. Nếu sử dụng sai cách thì sàn gỗ sẽ xuống cấp chỉ sau một thời gian ngắn, tuổi thọ sẽ bị giảm đi đáng kể.
Hiện nay, giá thành sàn gỗ công nghiệp cao cấp trên thị trường thường dao động từ 250.000 – 650.000/m2. Ngoài ra, còn có các loại sàn gỗ giá rẻ, chất lượng thấp hơn có giá khoảng 150.000/m2.
Ưu, nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp
Ưu điểm:
– Sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường có khả năng kháng khuẩn, hạn chế trơn trượt nên hệ số an toàn rất cao, bề mặt êm ái, rất an toàn với người sử dụng đặc biệt là với những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
– Sàn gỗ công nghiệp hiện nay rất đa dạng về mẫu mã. Ngoài ra màu sắc và hoa văn ngày càng đẹp mắt, thanh lịch và sang trọng, tạo ra cho bạn một không gian phòng ngủ ấm áp hơn, sang trọng hơn.
– Sàn gỗ công nghiệp cũng có khả năng cách nhiệt rất tốt. Chính vì thế nên đông ấm, hè mát, tạo sự dễ chịu cho người sử dụng.
– Không chỉ kháng khuẩn, sàn gỗ công nghiệp cao cấp còn có khả năng chống trầy xước, mài mòn, chống bay màu, chống va đập, hạn chế bắt lửa.
– Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp cao cấp đều sử dụng công nghệ hèm khoá rất hiện đại, có độ chính xác cao, đảm bảo kết nối bền chắc, không có khe hở giữa các tấm ván mà vẫn lắp đặt dễ dàng.
– Do cốt của sàn gỗ công nghiệp không phải là làm bằng 100% là gỗ tự nhiên nên việc sử dụng loại sàn gỗ này có thể giúp hạn chế lượng cây gỗ bị chặt phá trong tự nhiên, qua đó góp phần chung tay bảo vệ môi trường.
Nhược điểm:
– Nhược điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp chính là khả năng chịu nước kém, gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm và gây bất tiện cho người dùng. Trong qua trình sử dụng, cần phải hạn chế tối đa việc sàn nhà tiếp xúc với các loại chất lỏng, nếu không sàn gỗ sẽ bị xuống cấp rất nhanh chóng.
– Sàn gỗ công nghiệp có tuổi thọ không cao. Thông thường, sàn gỗ công nghiệp cũng chỉ có tuổi thọ khoảng 20 năm nếu đó là loại sàn gỗ cao cấp và được sử dụng, bảo quản tốt.
Xem thêm các mẫu sàn gỗ công nghiệp mới nhất hiện nay
Sàn gỗ tự nhiên
Đặc điểm của sàn gỗ tự nhiên
Nguồn gốc của sàn gỗ tự nhiên chính là từ những cây gỗ trong thiên nhiên. Sau khi khai thác gỗ, nhà sản xuất thực hiện quy trình gia công, ngâm tẩm và sấy ở nhiệt độ thích hợp, loại bỏ nước tự do và nước thấm trong gỗ để thành tấm ván hoàn chỉnh, có tính thẩm mỹ, có độ bền cao dùng để lát sàn.
Trước kia, sàn gỗ tự nhiên thường được là từ những loại gỗ vô cùng đắt đỏ như gỗ gõ, gỗ cẩm lai, gỗ căm xe… Bên cạnh đó, gỗ lại thường được sơ chế đơn giản để có thể giữ lại tính năng và màu sắc tự nhiên của gỗ, khiến cho tính thẩm mỹ không cao và còn để lại nhiều nhược điểm về tính năng.
Ngày nay, bằng công nghệ sản xuất hiện đại,tiên tiến, người ta đã hạn chế được nhược điểm lớn nhất của gỗ tự nhiên là bị co ngót giản nở tuỳ theo thời tiết. Không chỉ vậy, sàn gỗ cũng được làm từ nhiều chủng loại gỗ khác nhau, do vậy giá thành cũng trở nên hợp lý hơn phần nào.
Giá thành của sàn gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay thường dao động trong khoảng 650.000 – 1.700.000/m2.
Ưu, nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên
Ưu điểm
– Sàn gỗ tự nhiên có khả năng chịu nước khá tốt, vì vậy chúng có thể được sử dụng với những mục đích đa dạng: lát sàn nhà, ốp tường, lát sàn cho các công trình ngoài trời…
– Sàn gỗ tự nhiên có giá trị thẩm mỹ rất cao, ngoại hình tự nhiên, sang trọng.
– Đặc biệt, sàn gỗ tự nhiên có tuổi thọ rất cao, thường là từ 40 – 70 năm, thậm chí có thể lên đến cả trăm năm nếu được bảo quản thật tốt.
Nhược điểm:
– Sàn gỗ tự nhiên có giá thành rất đắt đỏ, vì vậy không phải ai cũng có thể mua được.
– Sàn gỗ tự nhiên còn có một điểm yếu rất lớn nữa, đó là dễ bị giãn nở, co ngót theo thời tiết. Nhất là với khí hậu tại Việt Nam, điểm yếu này của sàn gỗ tự nhiên sẽ gây ra bất tiện rất lớn cho người sử dụng.
Sàn gỗ engineer
Đặc điểm của sàn gỗ engineer
Sàn gỗ Engineer còn thường được gọi là ván sàn gỗ kỹ thuật. Đây được coi là một giải pháp vật liệu “lai tạo” giữa sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp.
Sàn gỗ Engineer có cấu tạo gồm 02 lớp: Lớp bề mặt và lớp đáy
– Lớp bề mặt: Là lớp nằm ở phía trên cùng của tấm sàn gỗ, được làm từ các loại gỗ tự nhiên nguyên khối với độ dày từ 0.6mm tới 5mm. Lớp bề mặt của sàn gỗ kỹ thuật sẽ được xử lý theo quy trình giống hệt sàn gỗ tự nhiên: Độ ẩm nhỏ hơn 14%, sơn UV chồng trầy xước…
– Lớp đáy: Là lớp phía dưới, phần chịu lực của tấm ván sàn. Trên thị trường hiện nay có 2 dạng lớp đáy được sử dụng phổ biến nhất là đáy bằng Polywood và đáy bằng gỗ tự nhiên ghép ngang, trong đó:
- Lớp đáy Polywood được cấu tạo bằng cách ép chặt khoảng 10 – 15 miếng gỗ mỏng lại với nhau. Thông thường, những lại gỗ hay được sử là gỗ Tràm, Cao Su hoặc Sồi.
- Lớp đáy gỗ tự nhiên được làm từ các thanh gỗ nguyên khối nhỏ ghép lại với nhau, có cấu tạo giống như kiểu ghép FJL hoặc ghép UNI. Những loại gỗ thường được sử dụng cho lớp đáy này bao gồm gỗ Tràm, Cao Su, Kháo Vàng, hoặc thậm chí có thể là Căm Xe, Sồi, Gõ Đỏ.
Hiện nay, giá thành của sàn gỗ engineer cao hơn sàn gỗ công nghiệp và thấp hơn sàn gỗ tự nhiên, dao động trong khoảng 700.000 – 900.000/m2.
Ưu, nhược điểm của sàn gỗ engineer
Ưu điểm:
– Do có bề mặt là gỗ tự nhiên nguyên khối nên khi lắp ghép hoàn thiện, sàn gỗ Engineer sở hữu lớp bề mặt giống hệt sàn gỗ tự nhiên.
– Sàn gỗ engineer có độ ổn định cao hơn sàn gỗ tự nhiên do lớp đáy đã được xử lý kỹ để hạn chế được cong vênh, giãn nở theo thời tiết.
Nhược điểm:
– Tuổi thọ trung bình của sàn gỗ engineer khá thấp, chỉ từ 10 – 15 năm.
– Đối với các loại sàn gỗ có lớp đáy gỗ làm bằng gỗ cao su, tràm hay lớp polywood thì có khả năng sẽ bị giãn nở bong keo hoặc thậm chí có thể bị mối mọt theo thời gian.
Sàn tre
Đặc điểm của sàn tre
Sàn tre được sản xuất từ nguồn nguyên liệu từ cây tre trong tự nhiên. Chính vì vậy, thực chất có thể xếp sàn vào cùng nhóm với sàn gỗ tự nhiên. Tuy vậy, do sàn tre có nhiều đặc điểm khác với sàn gỗ thông thường nên sẽ được phân loại và đề cập riêng.
Các các sản phẩm sàn tre được tạo ra bằng việc đập dập nan tre thành sợi và được bằng công nghệ ép lạnh với áp lực của máy ép 2.500 tấn (1.150kg/cm2) và sử dụng keo gắn an toàn, nan tre kết dính với nhau tạo thành khối như gỗ tự nhiên.
Ưu, nhược điểm của sàn tre
Ưu điểm:
– Sàn tre có độ đàn hồi tốt, ít cong vênh, chịu mài mòn cao, tuổi thọ từ 20 – 30 năm trong điều kiện bình thường.
– Nhờ đặc tính cứng và dẻo dai tự nhiên của tre mà ván sàn tre sở hữu độ cứng tương đường với các loại gỗ tự nhiên nhóm 1 và một số loại gỗ công nghiệp khác.
– Sàn tre có ngoại hình mộc mạc, đơn giản, gần gũi, mang hơi thở truyền thống và rất phù hợp với không gian nội thất Á Đông.
Nhược điểm:
– Mặc dù đã được xử lý qua công đoạn ngâm nước nhưng sàn tre vẫn có thể bị cong vênh dưới sự tác động từ thời tiết. Khí hậu Việt Nam tương đối nồm ẩm, do vậy có thể gây ảnh hưởng xấu đến sàn tre.
– Bên cạnh đó, sàn tre cũng không có được màu sắc, hoa văn đẹp và đa dạng được như các loại sàn gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên.
Xem thêm các mẫu sàn gỗ mới nhất của Vasaco tại đây
Ván sàn Vasaco